Mục Lục Bài viết
- 1. Nguyên nhân gây mụn ở cằm, quai hàm là gì?
- 2. Mụn ở cằm và quai hàm để lâu ngày có sao không?
- 3. Mụn ở cằm có tự hết được không?
- 4. Cách trị mụn ở cằm và quai hàm tại nhà
- 5. Mụn ở cằm và quai hàm bao lâu thì hết?
- 6. Bị mụn nội tiết ở cằm, quai hàm có cần dùng sữa rửa mặt?
- 7. Kem trị mụn loại nào tốt?
- 8. Có nên dùng viên uống trị mụn ở cằm và quai hàm?
- 9. Uống trà thải độc, mát gan tiêu nhân mụn
- 10. Tại sao mụn ở cằm, quai hàm mãi không hết?
- 11. Ăn gì hết mụn?
- 12. Có nên nặn mụn ở cằm và quai hàm không?
- 13. Bị mụn có dùng được kem chống nắng không?
- 14. Cách làm mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên
- 15. Megaduo có trị mụn ở cằm, quai hàm không?
Không giống các loại mụn trứng cá thông thường, mụn ở cằm và quai hàm có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào không chỉ tuổi dậy thì, hình thành chủ yếu do sự biến động hormone trong cơ thể. Tại bài viết này, BS Da Liễu sẽ tổng hợp và giải đáp cho các bạn 15 câu hỏi thắc mắc thường gặp về mụn ở cằm và cách trị mụn ở cằm, quai hàm. Cùng xem nhé!
1. Nguyên nhân gây mụn ở cằm, quai hàm là gì?
Mụn ở cằm và quai hàm có thể xuất hiện ở cả nam và nữ tuổi dậy thì, chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Các nốt mụn ở cằm thường dưới dạng mụn trứng cá bọc, sưng đỏ và có thể lan rộng ra quanh quai hàm, miệng. Một số trường hợp xuất hiện dạng thêm cả mụn đầu đen, mụn ẩn.
Nguyên nhân chính gây ra mụn ở cằm, quai hàm bao gồm:
- Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể: cụ thể là hormone Androgen bị tăng sinh quá cao. Sự gia tăng hormone Androgen khiến tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, sinh rất nhiều nhân bã nhờn ở lỗ chân lông. Việc gia tăng tiết dầu mạnh mẽ gây bít tắc cổ nang lông đồng thời gia tăng vi khuẩn gây mụn gây ra viêm đỏ trên da và bắt đầu xuất hiện mụn. Hormone Androgen bị kích thích khi các bạn nam và nữ bước vào tuổi dậy thì từ 12-19; các chị em đến thời điểm rụng trứng và kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ.
- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý: như ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, rượu bia,… hoặc ngủ không đủ giấc, thức khuya gây rối loạn hoạt động hormone bên trong cơ thể. Điều này cũng khiến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu nhiều hơn gây mụn.
Nhìn chung việc lựa chọn thành phần trị mụn ở cằm và quai hàm còn phụ thuộc vào cấp độ mụn trên da. Nhiều bạn da mặt có thể bị hỗn hợp nhiều loại mụn khác nhau từ mụn ẩn, mụn bọc cho đến mụn đầu đen,… Các bạn có thể thực hiện Bài Test Loại Da để biết cấp độ mụn cũng như sức khỏe làn da của mình chỉ qua vào câu hỏi đơn giản. Kết quả test sẽ cho biết hoạt chất trị mụn nào bạn cần có trong sản phẩm điều trị của mình.
Tham gia ngay hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học để nhận được miễn phí bài test loại da và cấp độ mụn này nhé!
2. Mụn ở cằm và quai hàm để lâu ngày có sao không?
Bản chất các nốt mụn ở cằm, quai hàm thường gây viêm, sưng đau, tích tụ nhiều vi khuẩn do vậy nếu để lâu ngày không điều trị sẽ khiến hàng rào bảo vệ da ngày càng suy yếu, nền da bị tổn thương dễ để lại sẹo thâm. Do đó cần có phương pháp điều trị mụn dứt điểm từ sớm tránh mụn trở nặng hơn.
3. Mụn ở cằm có tự hết được không?
Mụn ở cằm không thể tự hết được do nếu không có biện pháp giúp điều hòa nội tiết trong cơ thể cũng như tác động làm tan nhân bã nhờn từ bên trong và bên ngoài thì không thể hết mụn ở cằm được.
4. Cách trị mụn ở cằm và quai hàm tại nhà
Theo PGS.TS Trần Lan Anh – Bác sĩ chuyên khoa da liễu, viện Da liễu Trung ương: “Nguyên tắc điều trị mụn ở cằm và quai hàm tại nhà cần kết hợp tác động điều trị từ cả bên trong và bên ngoài giúp điều hòa nội tiết cơ thể đồng thời giảm lượng dầu thừa trên da.” Dựa theo nguyên tắc này, để điều trị mụn tại nhà các bạn cần:
- Giảm lượng dầu thừa trong cơ thể: bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Kết hợp uống trà thải độc mát gan và viên uống kiềm dầu hạn chế tuyến bã nhờn tiết dầu thừa, hỗ trợ làm tan nhân mụn ở cằm từ bên trong.
- Skincare làm sạch da: giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông ngăn ngừa nhân mụn ở cằm mới hình thành. Chi tiết Quy Trình Vệ Sinh Da Chuẩn Y Khoa, các bạn có thể xem thêm tại hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học nhé!
- Bổ sung hoạt chất điều trị mụn ở cằm: cần có retinol giúp gom cồi mụn ở cằm nhanh. Ngoài ra bổ sung viên uống có chứa kẽm, kháng sinh, viên uống điều hòa nội tiết giúp giảm lượng dầu thừa, loại bỏ tối đa lượng vi khuẩn trên da giúp giảm viêm, sưng đau.
5. Mụn ở cằm và quai hàm bao lâu thì hết?
Thông thường nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị chuẩn y khoa thì tình trạng mụn ở cằm sẽ cải thiện dần sau 4-6 tuần. Với tình trạng mụn bị viêm sưng đau nặng thì cần ít nhất là 8 – 12 tuần.
6. Bị mụn nội tiết ở cằm, quai hàm có cần dùng sữa rửa mặt?
Nhiều bạn cho rằng bị mụn khiến da viêm như vậy thì không nên dùng sữa rửa mặt tuy nhiên thực tế là nếu không làm sạch da thì vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bám vào da càng khiến tình trạng viêm trở nặng hơn. Đối với da bị mụn ở cằm và quai hàm, bạn cần lựa chọn loại sữa rửa mặt có khả năng làm sạch nhẹ nhàng, độ pH 5-5.5 phù hợp nhất với da. Tránh các loại sữa rửa mặt có độ pH quá cao hay quá thấp đều sẽ gây khô da và kích ứng nổi mụn.
Các bạn có thể tham khảo “Sữa rửa mặt trị mụn The 1Lab” hoặc vào hội này tìm hiểu thêm Review Top 5 Sữa Rửa Mặt Trị Mụn tốt nhất hiện nay nhé!
7. Kem trị mụn loại nào tốt?
Kem giảm mụn nội tiết Renoil hiện là sản phẩm kem điều trị mụn được các chuyên gia da liễu khuyên dùng dành cho tình trạng mụn ở cằm, mụn viêm bọc nhờ nhóm hoạt chất vàng:
- Retinol: tác động sâu vào bên trong da, thúc đẩy quá trình gom cồi và đẩy nhân mụn ở cằm khỏi bề mặt da.
- Vitamin E: là chất chống oxy hóa mạnh, giúp dưỡng da, mờ nhanh các nốt thâm mụn sau điều trị.
- Allantoin: hoạt chất kháng viêm cực lành tính giúp giảm sưng đau các nốt mụn ở cằm, ngăn ngừa tình trạng viêm trở nặng hơn.
8. Có nên dùng viên uống trị mụn ở cằm và quai hàm?
Như đã đề cập ở trên, mụn ở cằm hình thành do sự mất cân bằng nội tiết tố khiến cho tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ gây ra mụn viêm, mụn bọc. Nhiều bạn bị nặng còn lan rộng ra vùng quai hàm, cổ. Vì vậy những tác động skincare từ bên ngoài là chưa đủ. Bạn cần sử dụng viên uống để cân bằng nội tiết, hạn chế sự tiết dầu quá mức của tuyến dầu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes gây viêm.
- Viên uống điều hòa kinh nguyệt, nội tiết: thường chứa cao ích mẫu, vitamin E,… Một số trường hợp chị em chọn dùng thuốc tránh thai hàng ngày để cân bằng nội tiết tuy nhiên phương pháp này cần có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia, bác sĩ da liễu tránh những mong muốn không đáng có.
- Viên uống kiềm dầu: thường có chứa iso giúp giảm thiểu hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn.
- Viên kẽm trị mụn: giúp kháng viêm, kích thích cơ thể tổng hợp collagen tái tạo da, giảm mụn ở cằm tốt. Tuy nhiên liều lượng viên uống này cần thông qua hướng dẫn của chuyên gia da liễu do nếu sử dụng quá liều kẽm có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đau đầu.
Nhìn chung, việc sử dụng viên uống trị mụn cần lựa chọn sản phẩm an toàn, lành tính và sử dụng liều uống theo đúng độ tuổi, cân nặng và cấp độ mụn. Tham gia ngay hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học để nhận DANH SÁCH VIÊN UỐNG TRỊ MỤN NỘI TIẾT Ở CẰM VÀ QUAI HÀM và hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia da liễu giúp tình trạng mụn thuyên giảm nhanh chóng.
9. Uống trà thải độc, mát gan tiêu nhân mụn
Khi cơ thể chứa nhiều độc tố, gan không thể đào thải hết khi đó sẽ đào thải qua da gây ra mụn ở cằm và quai hàm. Nên việc thải độc cho gan là rất quan trọng. Theo các bác sĩ da liễu nhận định, các bạn ở tuổi dậy thì thường không quan tâm đến việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, cộng thêm thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ cay nóng, kích thích,… Điều này càng làm vấn đề mụntrở nên nặng hơn.
Cách tốt nhất để thải độc gan là uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như bồ bồ, cà gai leo, diệp hạ châu, bồ công anh,… Các sản phẩm này có cơ chế giải nhiệt trực tiếp cho gan, đào thải nhanh các độc tố và mỡ thừa, giúp cơ thể được thanh nhiệt, đồng thời hỗ trợ tiêu nhân mụn từ bên trong làm giảm tình trạng mụn đáng kể.
Các bạn có thể tự làm trà thải độc gan với những dược liệu thiên nhiên tại nhà. Mua các loại lá khô về đun và uống thay nước hàng ngày. Nếu bạn cần tỷ lệ pha các loại nước uống để mát gan thải độc thì hãy nhanh tay tham gia hội ở dưới nhé. Nhận ngay TOP 3 TRÀ THẢI ĐỘC, MÁT GAN TRỊ MỤN khi tham gia HỘI NÀY nhé.
10. Tại sao mụn ở cằm, quai hàm mãi không hết?
Đó là do bạn chưa xử lý được các nguyên nhân hình thành mụn ở cằm và quai hàm từ chế độ ăn cho đến cách chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày chưa đúng cách. Một số trường hợp các bạn lựa chọn sai phương pháp điều trị hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp với da cũng sẽ khiến mụn ở cằm mãi không hết.
11. Ăn gì hết mụn?
- Các loại rau củ lá xanh đậm: như súp lơ, rau cải, rau má,… nhóm này ngoài giàu chất xơ, mát gan còn bổ sung hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp gốc oxy hóa gây hại, hỗ trợ làm lành các thương tổn do mụn nhanh chóng.
- Các loại quả mọng, trái cây: như bưởi, cam, nho, bơ,… luôn được yêu thích vì dễ bổ sung, không chỉ tốt cho gan thận mà còn rất giàu vitamin A, E, C giúp làm đẹp và sáng mịn da.
- Thực phẩm giàu kẽm: có trong sữa, tôm cua, trứng… giúp hỗ trợ điều trị mụn, ngừa tổn thương do mụn ở cằm để lại.
Ngoài ra cần kiêng tuyệt đối đồ dầu mỡ, cay nóng, rượu bia gây nóng trong, da đổ dầu gây mụn nhiều hơn. Tham gia ngay hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học để nhận MIỄN PHÍ Thực Đơn Trị Mụn Nội Tiết giúp làm mát da, tiêu viêm mụn nhanh nhé!
12. Có nên nặn mụn ở cằm và quai hàm không?
Không nên nặn mụn ở cằm và quai hàm do các tác động nặn có thể khiến tổn thương các nốt mụn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập biến mụn ở cằm trở nặng hơn. Nhiều trường hợp các bạn có thói quen cạy nặn mụn chưa chín hoặc đi nặn tại các spa kém chất lượng sẽ dễ khiến để lại thâm mụn, sẹo rỗ trên da gây mất thẩm mỹ.
Biện pháp an toàn nhất vẫn là kết hợp điều trị trong ngoài giúp mụn tự chín tự xẹp.
13. Bị mụn có dùng được kem chống nắng không?
Nếu bạn đang bị 2-3 nốt mụn viêm nhẹ ở cằm, quai hàm thì sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là một trong những bước chăm sóc da cực kỳ quan trọng. Bởi da mụn ở cằm thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương do đó cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, che chắn cho da bằng khẩu trang, quần áo chống nắng, kính râm,…
Ưu tiên loại kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ chứa Titanium Dioxide giúp hình thành hàng rào chống nắng lành tính cho da, không gây kích ứng các nốt mụn. Độ SPF 30-50, PA+++ trở lên giúp bảo vệ da tối ưu. Hiện có 2 loại kem chống nắng chuyên gia da liễu khuyên dùng cho da mụn ở cằm:
- Kem chống nắng cho da dầu The 1Lab: với bộ màng lọc chống nắng vật lý lai hóa học cùng độ SPF 50+, PA+++ thì The 1Lab sẽ là vệ sĩ hoàn hảo cho làn da dầu mụn ở cằm. Kết cấu kem mỏng nhẹ dễ tệp vào da, khả năng kiềm dầu tốt sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo bí da, chảy vệt.
- Kem chống nắng cho da khô Skinbooster: dạng kem mịn, giàu chất cấp ẩm cho da. Bổ sung Tranexamic Acid cùng loạt chiết xuất từ lá trà xanh, tảo biển, hoa cúc Đức sẽ giúp kháng viêm và giảm thâm mụn trên da hiệu quả.
Lưu ý nếu tình trạng da của bạn xuất hiện mụn viêm, bọc nhiều thì tạm thời dừng dùng kem chống nắng để tránh gây kích ứng các nốt mụn. Chú ý che chắn cẩn thận bằng áo, mũ, khẩu trang và tập trung vào bước làm sạch, treatment cho da.
14. Cách làm mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên
Việc đắp mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên sẽ giúp kiềm dầu thừa trên da, cũng như làm dịu tình trạng viêm sưng đỏ. Các bạn có thể có thể tự làm mặt nạ trị mụn từ tinh bột nghệ, sữa chua không đường và vitamin E giúp giảm dầu thừa, dưỡng da và ngừa mụn ở cằm, quai hàm hiệu quả:
- Bước 1: Dùng sữa rửa mặt làm sạch da, tránh tì miết các nốt mụn;
- Bước 2: Trộn đều tinh bột nghệ, sữa chua không đường và vitamin E theo tỷ lệ phù hợp. Tùy vào tình trạng mụn mà tỷ lệ trộn sẽ có sự khác nhau. Bạn đọc có thể tham gia hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học để nhận tỷ lệ trộn mặt nạ trị mụn chuẩn nhất nhé!
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng;
- Bước 4: Sau 15 phút rửa lại với nước sạch.
15. Megaduo có trị mụn ở cằm, quai hàm không?
Thành phần chính của Megaduo là axit azelaic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhưng lại thiếu nhóm hoạt chất có khả năng gom cồi mụn, kích thích nhân mụn ở cằm trồi lên. Do vậy nếu chỉ dùng Megaduo sẽ không thể loại bỏ sạch nhân mụn ở cằm và quai hàm.
Lưu ý: không nên sử dụng Megaduo trong thời gian dài do đặc tính axit của axazelaic có thể gây nóng rát, châm chích trên da hoặc khiến da khô, tấy đỏ.
Hy vọng với những giải đáp nhanh 15 câu hỏi thắc mắc về mụn ở cằm và cách trị mụn ở cằm, quai hàm của BS Da Liễu đã giúp bạn có được câu trả lời cho mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại dưới COMMENT hoặc theo dõi BS Da Liễu tại Cộng đồng Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học nhé!
Da dầu, mụn trứng cá, mụn li ti, mụn viêm, thâm đỏ, thâm đen, tới hiện tại tình trạng mụn đã được 8 tháng. Em cần sự tư vấn của bs ạ
Chào K Bình,
Với tình trạng da dầu mụn trứng cá nặng thì em tối giản lại các bước skincare nhé: sữa rửa mặt – kem trị mụn và khi ra ngoài che chắn cẩn thận bằng mũ, áo, khẩu trang để tránh tình trạng mụn kích ứng nặng hơn.
Còn tập trung bổ sung cho chị viên uống kiểm soát dầu thừa chứa iso, viên uống kháng viêm, kẽm và trà mát gan giảm nóng trong, dầu thừa trong cơ thể nhé! Khi tình trạng mụn được kiểm soát thì bắt đầu skincare lại như bình thường và trị thâm. Hiện tại em có đang dùng sản phẩm gì chưa? Gửi chị thêm thông tin và hình ảnh tình trạng da hiện tại qua zalo số: 0567588566 để chị tư vấn hướng chăm sóc phù hợp nhé!
Em bị lên mụn ở căm hàm và quanh miệng như thế này bị mụn gì ạ có phải bị mụn nội tiết k ạ. C cho e ý kiến với ạ
Sp e dùng tẩy trang aha good skin
Srm cerave
Và megaduo
Chào Chiến,
Em đang bị mụn nội tiết rồi nhé, hiện tại quy trình chăm sóc da bên ngoài của em mới đang tập trung vào bước làm sạch da và sản phẩm kem trị mụn chưa phù hợp.
Em hãy đổi kem trị mụn megaduo sang kem mụn Renoil và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để da được cấp ẩm không phải tiết quá nhiều dầu để cân bằng lại da nữa. Về sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da mụn nội tiết chị có chia sẻ chi tiết tại hội Bí quyết chăm sóc da, tóc khoa học, em tham gia hội để nhận miễn phí nhé.
Ngoài việc skincare thì em hãy bổ sung viên uống kiềm dầu, ức chế vi khuẩn, giảm sưng đau và cải thiện tình trạng mụn nội tiết nhanh chóng đó nhé.
Em có thể gửi thêm hình ảnh tình trạng mụn và sản phẩm đang dùng qua zalo: 0567588566 hoặc facebook Chuyên gia Hiền Anh để chị tư vấn cụ thể hơn nhé
Em bị nóng trong, da đổ dầu nhiều, mụn viêm ở cằm nhiều thì nên làm gì ạ
Chào Ngô Văn Phong,
Với tình trạng da nóng trong em chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt nhé. Em có thể tham khảo theo thực đơn giảm mụn của các bạn trong hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học! Kết hợp uống trà mát gan LivUp để thanh lọc cơ thể, giảm dầu thừa.
Ngoài ra để loại bỏ mụn ở cằm thì cần kết hợp uống trong bôi ngoài nữa nhé. Em có thể gửi hình ảnh tình trạng da hiện tại cho chị để chị tư vấn hướng chăm sóc phù hợp với em.
Vùng cằm e bị mụn viêm rất dai dẳng r ạ, trán thì có rất nhiều mụn ẩn. Chị cho e lời khuyên nên dùng gì để điều trị với ạ chứ e stress quá 🥺
Chào Quỳnh,
Đối với tình trạng mụn nội tiết và mụn ẩn em cần điều trị cả từ bên trong lẫn bên ngoài, bằng cách:
Dòng này khô cồi mụn nhanh dã man, bôi tối hôm trước hôm sau đỡ sưng tấy liền. E cứ đến kỳ là lên mụn nhiều, sưng đau xong lại còn thâm, theo trị mụn nội tiết với c Hiền Anh đc kê tuýp Renoil này bôi thấy êm lắm ạ, kem thơm thấm nhanh mà hiệu quả nhanh lắm, da mặt e sau 1 tuần dùng đã cải thiện nhiều rồi hihi
Chúc mừng em. Em hãy duy trì ăn uống theo thực đơn eatclean chị tặng. Bôi kem mụn Renoil và uống thuốc điều hòa nội tiết để mụn được chữa khỏi hoàn toàn em nha.
Em có thể mời các bạn cùng tham gia hội Bí quyết chăm sóc da, tóc khoa học để giao lưu cùng chị và các bạn về cách chăm sóc da mụn tuổi dậy thì, mụn nội tiết… giúp da đẹp lên mỗi ngày nhé.
Em bị mụn 2 bênh hàm và cằm thì có phải mụn nội tiết tố không ạ. E định bsung hoa anh thảo loại này dùng ok không ạ . Em cảm ơn 😊
Chào Thu Phương,
Mụn nội tiết em không nên bổ sung hoa anh thảo vì sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mụn.
Em có thể gửi thêm hình ảnh tình trạng mụn qua zalo: 0567588566 hoặc facebook Chuyên gia Hiền Anh để chị đánh giá tình trạng mụn và tư vấn cụ thể hơn nhé
Mụn ẩn, mụn thâm và lỗ chân lông to, cằm bị đỏ thì chữa ntn vậy ạ
Chào Khánh Nhi,
Với tình trạng mụn ẩn, mụn thâm ở cằm nhiều thì em chú ý không cạy nặn mụn tại vùng da này nhé!
Sử dụng sữa rửa mặt làm sạch da, sau đó bôi kem chấm mụn có chứa nhóm Retinoids để đẩy nhân mụn và giảm thâm.
Còn về viên uống bổ sung thì chị cần thêm thông tin về độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt,… để có thể tư vấn cho em viên uống phù hợp với tình trạng mụn và cơ địa. Em có thể gửi thông tin qua zalo số: 0567588566 để c tư vấn giúp e nhé!