Bí quyết trị mụn ở má tại nhà cực đơn giản

Mỗi một vị trí gây mụn lại gắn liền với nguyên nhân khác nhau. Vậy bị mụn ở má là do đâu, mụn má phải và má trái có gì khác biệt? Xem ngay bài viết này của Thư Viện Da Liễu để hiểu rõ hơn về mụn ở má và cách trị mụn ở má tại nhà cực đơn giản nhé!

Nguyên nhân gây mụn ở má – Hiểu rõ để điều trị

Bản chất nhân mụn hình thành là do sự bít tắc bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết bên trong lỗ chân lông. Một số trường hợp, nhân mụn tích tụ lâu ngày tạo môi trường kỵ khí cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi dẫn tới loạt phản ứng viêm mụn dưới da hình thành nên các loại mụn bọc, mụn viêm.

Theo bản đồ mụn Face Mapping, mặc dù không thuộc vùng da chữ T – nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhưng mụn vẫn có thể mọc ở má do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là:

  • Gặp các vấn đề về gan: do chế độ ăn uống dầu mỡ, nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt,… cộng thêm thói quen thức khuya, stress khiến hoạt động đào thải độc tố của gan thận bị quá tải. Một phần độc tố, dầu thừa sẽ đào thải qua tuyến mồ hôi, bã nhờn dưới da gây bít tắc nang lông hình thành mụn. Thường gây mụn ở má phải, vùng trán.
  • Thay đổi nội tiết: do dậy thì, mang thai hay sau sinh đều có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết dầu thừa trên da gây bít tắc nang lông hình thành mụn. Các nốt mụn do thay đổi nội tiết thường gây mụn viêm, mụn bọc ở cả 2 bên má, quai hàm, cằm.
  • Gặp các vấn đề về phổi: có thể do hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá khiến cho sức khỏe của mụn bị suy yếu. Gây mụn ở má phải.
  • Gặp các vấn đề dạ dày, hệ tiêu hóa: thường gây mụn ở má trái.

Một nguyên nhân thường gặp cũng gây mụn ở 2 bên má là do tiếp xúc với các vật dụng như chăn gối, điện thoại, tay không được làm sạch.

Nguyên nhân gây mụn ở má theo Face Mapping
Nguyên nhân gây mụn ở má theo Face Mapping

Như vậy, nhìn chung khi gặp tình trạng mụn ở má có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu xuất phát từ bên trong cơ thể. Các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ mụn Face Mapping để biết nguyên nhân gây mụn ở má cùng các vị trí khác trên mặt như trán, mũi, cằm,… thì có thể xem thêm tại hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học nhé!

Bí quyết trị mụn ở má tại nhà cực đơn giản

Để giải quyết tình trạng mụn ở má, theo các chuyên gia da liễu chúng ta cần kết hợp điều trị từ cả bên trong và bên ngoài. Tác động bên trong làm mát gan, điều hòa nội tiết còn tác động bên ngoài giúp làm sạch da, gom nhân mụn. Cụ thể:

1. Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp (sáng – tối)

Sử dụng sữa rửa mặt là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất giúp làm sạch da và làm thông thoáng lỗ chân lông ngăn ngừa hình thành nhân mụn mới. Khi lựa chọn sữa rửa mặt trị mụn ở má, các bạn nên ưu tiên loại pH5 – 5.5 gần với độ pH của da nhất, hạn chế mất cân bằng pH khiến da khô kích ứng và nổi mụn nhiều hơn.

Các thành phần như Salicylic Acid, Lactic Acid hay chiết xuất từ trà xanh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho da mụn giúp làm sạch sâu và hỗ trợ kháng viêm, giảm mụn trên da.

Các bạn da dầu có thể tham khảo dòng sữa rửa mặt giảm mụn The 1Lab. Còn với các bạn da khô, Eucerin pH5, Hada Labo, Cerave,… là những cái tên có thể tham khảo.

Xem thêm Review Chi Tiết Top 5 Sữa Rửa Mặt Giảm Mụn Ở Má tại HỘI NÀY nhé!

2. Apply kem giảm mụn ở má (tối)

Kem giảm mụn ở má Renoil hiện là sản phẩm phù hợp cho tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen và mụn viêm nhờ nhóm hoạt chất vàng:

  • Retinol: tác động sâu vào bên trong da, thúc đẩy quá trình gom cồi và đẩy nhân mụn ở cằm khỏi bề mặt da.
  • Vitamin E: là chất chống oxy hóa mạnh, giúp dưỡng da, mờ nhanh các nốt thâm mụn sau điều trị.
  • Allantoin: hoạt chất kháng viêm cực lành tính giúp giảm sưng đau các nốt mụn ở cằm, ngăn ngừa tình trạng viêm trở nặng hơn.
Kem trị mụn Renoil giúp giảm mụn, sạch thâm
Kem trị mụn Renoil giúp giảm mụn, sạch thâm

3. Áp dụng chế độ ăn Eat Clean trị mụn (sáng – trưa – tối)

Theo chia sẻ của các bạn bị mụn ở má trong các Cộng đồng Chăm Sóc Da, chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của gan thận, hệ tiêu hóa và quá trình tái tạo, phục hồi da mụn. Do vậy khi gặp tình trạng mụn ở má, đặc biệt là các bạn đang bị mụn viêm, thâm thì cần áp dụng chế độ ăn Eat Clean giảm nhanh dầu thừa, đồ cay nóng.

  • Các loại rau củ lá xanh đậm: như súp lơ, rau cải, rau má,… nhóm này ngoài giàu chất xơ, mát gan còn bổ sung hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp gốc oxy hóa gây hại, hỗ trợ làm lành các thương tổn do mụn nhanh chóng.
  • Các loại quả mọng, trái cây: như bưởi, cam, nho, bơ,… luôn được yêu thích vì dễ bổ sung, không chỉ tốt cho gan thận mà còn rất giàu vitamin A, E, C giúp làm đẹp và sáng mịn da.
  • Thực phẩm giàu kẽm: có trong sữa, tôm cua, trứng… giúp hỗ trợ điều trị mụn, ngừa tổn thương do mụn ẩn để lại.

Tham gia ngay hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học để nhận MIỄN PHÍ Thực Đơn Eat Clean Trị Mụn Ở Má nhé!

THAM GIA NHÓM TẠI ĐÂY

4. Uống trà mát gan kiềm dầu, giảm mụn (sáng – tối)

Khi cơ thể chứa nhiều độc tố, gan không thể đào thải hết khi đó sẽ đào thải qua da gây ra mụn ở má. Nên việc thải độc cho gan là rất quan trọng. Theo các bác sĩ da liễu nhận định, các bạn ở tuổi dậy thì thường không quan tâm đến việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, cộng thêm thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ cay nóng, kích thích… Điều này càng làm vấn đề mụn ở cằm trở nên nặng hơn. 

Cách tốt nhất để thải độc gan là uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như bồ bồ, cà gai leo, diệp hạ châu, bồ công anh… Các sản phẩm này có cơ chế giải nhiệt trực tiếp cho gan, đào thải nhanh các độc tố và mỡ thừa, giúp cơ thể được thanh nhiệt, đồng thời hỗ trợ tiêu nhân mụn từ bên trong làm giảm tình trạng mụn đáng kể.

Các bạn có thể tự làm trà thải độc gan với những dược liệu thiên nhiên tại nhà. Mua các loại lá khô về đun và uống thay nước hàng ngày. Nếu bạn cần tỷ lệ pha các loại nước uống để mát gan thải độc thì hãy nhanh tay tham gia hội ở dưới nhé. Nhận ngay TOP 3 TRÀ THẢI ĐỘC, MÁT GAN GIẢM MỤN Ở CẰM khi tham gia HỘI NÀY nhé.

5. Bổ sung viên uống trị mụn ở má (sáng)

Trường hợp mụn ở má gây viêm sưng đỏ thì ngoài sử dụng kem trị mụn cũng như các thực phẩm mát gan thì bạn sẽ cần bổ sung viên uống giúp điều hoà lại nội tiết, kiềm dầu và dập nhanh ổ viêm dưới da.

  • Viên uống điều hòa kinh nguyệt, nội tiết: thường chứa cao ích mẫu, vitamin E,… Một số trường hợp chị em chọn dùng thuốc tránh thai hàng ngày để cân bằng nội tiết tuy nhiên phương pháp này cần có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia, bác sĩ da liễu tránh những mong muốn không đáng có.
  • Viên uống kiềm dầu: thường có chứa iso giúp giảm thiểu hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn.
  • Viên kẽm trị mụn: giúp kháng viêm, kích thích cơ thể tổng hợp collagen tái tạo da, giảm mụn nội tiết tốt. Tuy nhiên liều lượng viên uống này cần thông qua hướng dẫn của chuyên gia da liễu do nếu sử dụng quá liều kẽm có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đau đầu.

Nhìn chung, việc sử dụng viên uống trị mụn cần lựa chọn sản phẩm an toàn, lành tính và sử dụng liều uống theo đúng độ tuổi, cân nặng và cấp độ mụn. Tham gia ngay hội Bí quyết chăm sóc da, tóc khoa học để nhận DANH SÁCH VIÊN UỐNG GIẢM MỤN Ở MÁ và hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia da liễu giúp tình trạng mụn thuyên giảm nhanh chóng.

Hy vọng với những chia sẻ của Thư Viện Da Liễu đã giúp bạn biết cách trị mụn ở má đơn giản tại nhà. Đừng quên follow fanpage Thư Viện Da Liễu để biết thêm nhiều kiến thức hay về da nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
16 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
K Bình

Da dầu, mụn trứng cá, mụn li ti, mụn viêm, thâm đỏ, thâm đen, tới hiện tại tình trạng mụn đã được 8 tháng. Em cần sự tư vấn của bs ạ

Chuyên Gia Hiền Anh

Chào K Bình,
Với tình trạng da dầu mụn trứng cá nặng thì em tối giản lại các bước skincare nhé: sữa rửa mặt – kem trị mụn và khi ra ngoài che chắn cẩn thận bằng mũ, áo, khẩu trang để tránh tình trạng mụn kích ứng nặng hơn.
Còn tập trung bổ sung cho chị viên uống kiểm soát dầu thừa chứa iso, viên uống kháng viêm, kẽm và trà mát gan giảm nóng trong, dầu thừa trong cơ thể nhé! Khi tình trạng mụn được kiểm soát thì bắt đầu skincare lại như bình thường và trị thâm. Hiện tại em có đang dùng sản phẩm gì chưa? Gửi chị thêm thông tin và hình ảnh tình trạng da hiện tại qua zalo số: 0567588566 để chị tư vấn hướng chăm sóc phù hợp nhé!

Ngô Văn Phong

Em bị nóng trong, da đổ dầu nhiều, mụn viêm ở má, cằm nhiều thì nên làm gì ạ

Chuyên Gia Hiền Anh

Chào Ngô Văn Phong,
Với tình trạng da nóng trong em chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt nhé. Em có thể tham khảo theo thực đơn giảm mụn của các bạn trong hội Bí Quyết Chăm Sóc Da, Tóc Khoa Học! Kết hợp uống trà mát gan LivUp để thanh lọc cơ thể, giảm dầu thừa.
Ngoài ra để loại bỏ mụn ở cằm thì cần kết hợp uống trong bôi ngoài nữa nhé. Em có thể gửi hình ảnh tình trạng da hiện tại cho chị để chị tư vấn hướng chăm sóc phù hợp với em.

Chi

2 bên má em bị mụn thâm nhiều mãi k khỏi thì dùng serum nào được ạ?

Chuyên Gia Hiền Anh

Chào Chi,

Với tình trạng mụn thâm 2 bên má nhiều, em có thể tham khảo 2 nhóm serum sau:

  • Serum vitamin C + Panthenol: giúp kích thích sản sinh tế bào da sáng màu, chống oxy hóa và giảm thâm nhanh. Nếu còn mụn viêm thì chưa nên dùng serum C em nhé!
  • Serum Niacinamide + Zinc PCA: giúp kiểm soát dầu thừa, tăng cường sản sinh collagen và ceramide dưỡng da sáng mịn. Đồng thời nhóm chất này còn giúp giảm viêm và tăng cường sức đề kháng cho da.

Em có thể tham khảo thêm TOP SERUM TRỊ MỤN Ở MÁ tại hội này nhé: https://www.facebook.com/groups/biquyetchamsocdakhoahoc/

Lần cuối chỉnh sửa 4 tháng trước bởi Chuyên Gia Hiền Anh
Chiến

Em bị lên mụn ở căm hàm và quanh miệng như thế này bị mụn gì ạ có phải bị mụn nội tiết k ạ. C cho e ý kiến với ạ
Sp e dùng tẩy trang aha good skin
Srm cerave 
Và megaduo

365297315_243773461913857_6084736858128610471_n-1692952111.3424-1706508301.6001-1718080451.5503
Chuyên Gia Hiền Anh

Chào Chiến,
Em đang bị mụn nội tiết rồi nhé, hiện tại quy trình chăm sóc da bên ngoài của em mới đang tập trung vào bước làm sạch da và sản phẩm kem trị mụn chưa phù hợp.

Em hãy đổi kem trị mụn megaduo sang kem mụn Renoil và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để da được cấp ẩm không phải tiết quá nhiều dầu để cân bằng lại da nữa.
Về sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da mụn nội tiết chị có chia sẻ chi tiết tại hội Bí quyết chăm sóc da, tóc khoa học, em tham gia hội để nhận miễn phí nhé.
Ngoài việc skincare thì em hãy bổ sung viên uống kiềm dầu, ức chế vi khuẩn, giảm sưng đau và cải thiện tình trạng mụn nội tiết nhanh chóng đó nhé.

Em có thể gửi thêm hình ảnh tình trạng mụn và sản phẩm đang dùng qua zalo: 0567588566 hoặc facebook Chuyên gia Hiền Anh để chị tư vấn cụ thể hơn nhé

Huyền Trang

Có ai đang dùng kem Derma Forte mà hết mụn ở má chưa ạ. Em dùng thấy gọi là giảm thâm còn mụn thì không xi nhê gì. Đang tính đổi qua Renoil như bài viết mà k biết sao

Derma-forte
Phan Thi Thanh Xuan

Từng đi viện da liễu và được bs kê nhưng mà da tớ kh hợp loại này. Bồ có thể đổi qua dùng tuýp Renoil được nha, tớ thấy gom nhân nhanh mà không thâm nhiều. Da tớ là da dầu mụn nội tiết

thanhcong-1698913602.3353
Phan Thi Thanh Xuan

Ảnh da trước đây nè, cả uống thuốc lẫn skincare chăm 2 tháng mới đỡ hẳn á

fb-renoil-1698913566.1474
Huyền Trang

mình xin ảnh tuýp renoil bạn dùng với ạ. với đơn thuốc như nào ạ?

Phan Thị Thanh Xuân

Tuýp cũ của tớ. Còn đơn thuốc thì tùy da mỗi người mỗi khác á, nên xin phép không share ạ=((
Bồ có thể gửi ảnh da cho Chuyên gia Hiền Anh sẽ rõ hơn nha

download-2023-11-02T152335.194-1698913516.6449
Huyền Trang

cảm ơn bạn, mình nhắn chuyên gia rồi ạ

Newton và quả mít

Mk đang bị mụn ẩn 2 bên má, da thường, sờ vào cứ sần sần. Thoa kem chống nắng hay là make đều khó chịu lắm luôn. Mong được chuyên gia tv

Chuyên Gia Hiền Anh

Chào Newton và quả mít,
Với da thường mà vẫn nổi mụn ẩn thì có thể do em vệ sinh da chưa kỹ. Em có thể xử lý tình trạng này bằng cách:

  1. Dùng nước tẩy trang và sữa rửa mặt hàng ngày giúp làm sạch sâu cũng như loại bỏ lớp makeup, kem chống nắng trên da. Tẩy da chết 2-3 lần/tuần. Chi tiết Quy Trình Vệ Sinh Da Mụn Chuẩn Y Khoa em có thể xem thêm tại HỘI NÀY nhé!
  2. Giặt chăn gối định kỳ mỗi tuần 1 lần
  3. Vệ sinh điện thoại
  4. Thoa kem trị mụn giúp loại bỏ nhân mụn dưới da
Lần cuối chỉnh sửa 4 tháng trước bởi Chuyên Gia Hiền Anh